a-Cấu tạo hợp âm trưởng:
*Ta chỉ xét mối quan hệ giữa 3 âm ở bậc 1, 3 và 5 thôi:
– Khoảng cách giữa âm bậc 1 và bậc 3 luôn là: 2 cung.
– Khoảng cách giữa âm bậc 3 và bậc 5 luôn là: 1,5 cung.
– Các bạn có thể xem trong bảng tính dưới đây:
Như vậy:
– HÂ Đô trưởng (C) bao gồm 3 nốt: C-E-G.
– HÂ Rê trưởng (D) bao gồm 3 nốt: D-F#-A (F# để đảm bảo từ D đến F#= 2 cung).
– HÂ Mi trưởng (E) bao gồm 3 nốt: E-G#-B (G# để đảm bảo từ E đến G#= 2 cung).
– HÂ Fa trưởng (F) bao gồm 3 nốt: F-A-C.
– HÂ Sol trưởng (G) bao gồm 3 nốt: G-B-D.
– HÂ La trưởng (A) bao gồm 3 nốt: A-C#-E.
– HÂ Si trưởng (B) bao gồm 3 nốt: B-D#-F#.
b-Cấu tạo hợp âm thứ:
*Ta chỉ xét mối quan hệ giữa 3 âm ở bậc 1, 3 và 5 thôi:
– Khoảng cách giữa âm bậc 1 và bậc 3 luôn là: 1,5 cung.
– Khoảng cách giữa âm bậc 3 và bậc 5 luôn là: 2 cung.
Nhận xét:
– Ta sẽ thấy ngay: âm bậc 1 và bậc 5 của HÂ trưởng và HÂ thứ là như nhau vì chúng đều cách nhau 3,5 cung. Chúng chỉ khác nhau âm bậc 3. Điều đó có nghĩa là: sau khi tính toán xong HÂ trưởng ta chỉ cần lấy âm bậc 3 trừ đi 0,5 cung là ra HÂ thứ tương ứng.
Ví dụ:
– Của E là: E-G#-B.
– Suy ra của Em là: E-G-B (tức G# bị giáng xuống 0,5 nên chỉ còn là G thôi, các bạn bấm HÂ Em thông dụng trên các tài liệu sẽ thấy được các nốt E-G-B của Em ngay: trong đó E và B phải bấm, còn G để gảy buông).
c-Cấu tạo hợp âm 7:
*HÂ 7 được cấu tạo từ HÂ trưởng (hoặc hợp âm thứ) và thêm 1 nốt ở bậc 7 sao cho:
– Khoảng cách từ bậc 1 đến bậc 7 là 5 cung -> Khoảng cách từ bậc 5 đến bậc 7 là 1,5 cung (vì khoảng cách bậc 1-5 luôn là 3,5 cung đối với cả HÂ trưởng + thứ).
Ví dụ:
– HÂ A (La trưởng) có cấu tạo từ các nốt: A-C#-E. Các nốt ở các bậc của A là: A(1)-B(2)-C#(3)-D(4)-E(5)-F#(6)-G#(7).
– Suy ra: hợp âm A7 sẽ có thêm nốt G nữa. Vì từ bậc 1 đến bậc 7 trong cấu tạo của A là 5,5 cung. Mà vị trí bậc 7 của A là G#. Do đó ta giáng G# xuống 0,5 cung nên nó chỉ còn là G trong cấu tạo của A7 -> Cấu tạo của A7 là: A-C#-E-G.
c/ Để xác định giọng trưởng và giọng thứ (hai giọng song song: //) ta làm như sau:
* Bản nhạc có dấu #:
– Bước 1: Xác định xem bản nhạc có mấy dấu thăng.
– B2: Lấy nốt thăng cuổi cùng (trong tổng số các nốt # đếm được theo thứ tự như trên) cộng với 0,5 cung nữa ta tìm được giọng trưởng.
– B3: Để tìm giọng thứ (tức giọng // với giọng trưởng) ta lấy giọng trưởng trừ đi 1,5 cung thì sẽ ra giọng thứ //.
Ví dụ 1: nếu thấy bản nhạc có 1 dấu # (tức là F#):
– B1: Tổng số dấu thăng là 1 (chỉ có F#).
– B2: Ta lấy F# cộng thêm 0,5 cung nữa thành G.
– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: Em (mi thứ). Vì E cách G = 1,5 cung.
Nhận xét:
– Như vậy: bản nhạc chỉ có 1 dấu # thì 2 giọng // là: G và Em.
– Nhìn vào bài viết của Ibanto ta sẽ thấy tại sao có đoạn: “Sol trưởng – Mi thứ G – C – D Em – Am – Bm”.
Ví dụ 2: nếu thấy bản nhạc có 3 dấu # (tức là có: F#, C# và G#):
– B1: Tổng số dấu thăng là 3 (nốt thăng cuối cùng là G#).
– B2: Ta lấy G# cộng thêm 0,5 cung nữa thành A.
– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: F#m (Fa thăng thứ). Vì F# cách A = 1,5 cung.
Nhận xét:
– Như vậy: bản nhạc có 3 dấu # thì 2 giọng // là: A và F#m.
– Nhìn vào bài viết của Ibanto ta sẽ thấy tại sao có đoạn: “La trưởng – Fa thăng thứ A – D – E F#m – Bm – C#”.
Ví dụ 3: các bạn tự thực hành các trường hợp khác nhé.
* Bản nhạc có dấu b:
– Bước 1: Xác định xem bản nhạc có mấy dấu giáng.
– B2: Nốt giáng áp chót chính là giọng trưởng.
– B3: Để tìm giọng thứ (tức giọng // với giọng trưởng) ta lấy giọng trưởng trừ đi 1,5 cung thì sẽ ra giọng thứ song song.
Ví dụ 1: nếu thấy bản nhạc có 4 dấu b (tức là có: Bb, Eb, Ab và Db):
– B1: Tổng số dấu giáng (b) là 4 (thứ tự là: Bb, Eb, Ab và Db).
– B2: Nót giáng chót là Db -> Nốt áp chót là Ab. Như vậy, giọng trưởng là: Ab (La giáng).
– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: Fm (Fa thứ). Vì F cách Ab = 1,5 cung.
Nhận xét:
– Như vậy: bản nhạc có 4 dấu giáng thì 2 giọng // là: Ab và Fm.
Ví dụ 2: nếu thấy bản nhạc có 2 dấu b (tức là chỉ có: Bb và Eb): theo như trên ta sẽ tính được 2 giọng // là: Bb và Gm.
Ví dụ 3: nếu thấy bản nhạc có 1 dấu b (tức là chỉ có: Bb):
– Đây là trường hợp đặc biệt, ko áp dụng ngay được công thức trên.
– Để tính được ta phải viết lại 2 lần qui luật thứ tự các dấu giáng trên khuông nhạc liền nhau rồi mới áp dụng được cách tính trên.
– Cụ thể là: Bb > Eb > Ab > Db > Gb > Cb > Fb > Bb > Eb > Ab > Db > Gb > Cb > Fb.
– Ta thấy: nốt áp chót là Fb. Nhưng vì bản nhạc chỉ có 1 nốt giáng là Bb (mà ko có Fb) nên nốt này phải là F (Fa ko có dấu hóa). Suy ra, giọng trưởng là: F.
– Từ đó, giọng thứ // là: Dm.
– Vậy, bản nhạc chỉ có 1 dấu giáng thì 2 giọng // là: F và Dm.
* Trường hợp đặc biệt: Bản nhạc không có dấu # và b nào:
– Hai giọng // trường hợp này là: C và Am (Các bạn tự tìm hiểu tại sao lại như thế nhé).