Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

HÒA ÂM

HỢP ÂM

Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là “nhân tạo”).

Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano.

  1. CÁCH GHI HỢP ÂM

Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:

  1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.
  1. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp.
  1. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách:
  2. a) theo vòng quảng 4:

C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C

hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên):

C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C

  1. b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v…
  2. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe “mượt mà”, du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.

Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA

– nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)

– nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm)

– nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)

II.CÁC HỢP ÂM TRONG ÂM GIAI

  1. Hợp âm trong âm giai trưởng:

Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.

Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:

Quảng ba thứ 2: G A B C D E F

Quảng ba thứ 1: E F G A B C D

———————

nốt âm giai: C D E F G A B

Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim

Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii

Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có:

+ 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V

+ 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi

+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii

Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim

và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim

v.v…

  1. Hợp âm trong âm giai thứ:

Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.

Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;

và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;

và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:

D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và

E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.

Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau:

+ 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII

+ 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v

+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii

III. GIẢI KẾT

Một bài hát thường có cấu trúc như sau:

Phiên khúc —> Phiên khúc lặp lại —> Điệp khúc —> Điệp khúc lặp lại —> Phiên khúc

(hoặc Đoạn A —> Đoạn A’ —> Đoạn B —> Đoạn B’ —> Đoạn A’)

Do đó, trước khi ghi hợp âm cho bài hát, các bạn phải xem cấu trúc của bài hát: bài hát gồm mấy đoạn. Khi tuyến giai điệu dừng nghỉ – ở nốt kéo dài trường độ, tức là đã xong một đoạn. Theo thí dụ cấu trúc bài hát nêu trên thì các đoạn dừng nghỉ sẽ xảy ra ở cuối các đoạn A, A’, B và B’. Cách thức mà các nốt xuất hiện để chuẩn bị cho đoạn dừng nghỉ được gọi là cadence (tạm dịch là giải kết).

Có 3 loại giải kết thông dụng:

  1. Giải kết hoàn toàn (trọn vẹn): các nốt của tuyến giai điệu chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt chủ âm với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm). Giải kết này tạo hiệu quả trọn vẹn cho giai điệu.

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ kết thúc bài hát “Mùa Thu Cho Em” của Ngô Thụy Miên, giai điệu dừng nghỉ ở nốt chủ âm của âm giai C – nốt C:

  1. Giải kết không hoàn toàn: các nốt của tuyến giai điệu cũng di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc III hoặc bậc V của âm giai với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm), tạo hiệu quả là giai điệu chưa kết thúc hẳn mà còn phải tiếp tục sau đó nữa.

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Mùa Thu Cho Em”, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc III của âm giai C – nốt E:

  1. Giải kết nửa: các nốt của tuyến giai điệu di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc II, V hoặc VII với hợp âm bậc V ở thế gốc (nốt bậc V ở phần trầm). Cách kết này tạo hiệu quả là giai điệu tạm dừng nghỉ để rồi sẽ tiếp tục trở lại.

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc V của âm giai C – nốt G:

Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng:

+ Giải kết kiểu thánh ca (plagal cadence): còn được gọi là giải kết kiểu Amen. Thường được dùng để kết thúc trong các bài thánh ca nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã. Xuất hiện trong các bài hát ở cung trưởng, để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm trưởng bậc IV rồi về hợp âm trưởng bậc I. Loại giải kết này tạo hiệu quả khẳng định, không gì thay đổi được.

Thí dụ: đoạn kết bài “Mắt Biếc” của Ngô Thụy Miên trước khi qua Coda:

+ Giải kết gãy (interrupted cadence): còn được gọi là giải kết lạc hướng (deceptive cadence). Để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm bậc V rồi về hợp âm bậc khác thay vì bậc I (cụ thể là hợp âm bậc VI). Loại giải kết này thuộc loại giải kết không vững vì gây hiệu quả bất ngờ, ngạc nhiên, lững lờ cho người nghe.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:  https://daydanguitar.vn/

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Các loại đàn Guitar cơ bản
Đàn Guitar là một loại nhạc cụ rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng chắc chắn là không phải…
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay Khi mới bắt đầu chơi Guitar chắc hẳn ai cũng có…
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ có giá…
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar?
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar? Khi bắt đầu học đàn Guitar ai cũng sẽ trải qua quá…
Đàn Guitar có mấy dây?
Đàn Guitar có mấy dây? Nghe có vẻ rất dễ nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi…
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè Một năm học đã trôi qua, đồng nghĩa với việc các…