Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Âm nhạc có thể chữa bệnh tự kỷ ở trẻ

Với tôn chỉ Âm nhạc có thể thay đổi thế giới, bởi nó có thể thay đổi con người là tiêu chí để các nhà trị liệu cũng như các bậc phụ huynh quyết định sử dụng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ ở trẻ

Bệnh tự kỷ thường xuất hiện chủ yếu ở 3 năm đầu đời của trẻ, trong đó nhiều người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.Phương pháp trị liệu dùng âm nhạc chữa bệnh tự ký, tác dụng trực tiếp vào chức năng não bộ, góp phần nâng cao nhận thức, vận động, kỹ năng xã hội và cảm xúc thông qua các giai điệu. Một phần của phương pháp trị liệu bằng âm nhạc là trẻ em có thể lựa chọn nhạc cụ, qua đó tương tác với các bác sĩ trị liệu.

Một cậu bé 12 tuổi mắc chứng tự kỷ bị khiếm thính nặng. Nhà trị liệu bằng âm nhạc đã hướng dẫn em đặt cằm lên thân đàn violon, mặt hướng về phía cổ đàn. Khi nhà trị liệu dạy em kéo đàn, sự rung động của dây đàn đã lan đến xương hàm và đi vào tai trong của em, vậy là cậu bé đã “nghe” được tiếng nhạc lần đầu tiên.

daydanguitar.vn www.dayguitar.edu.vn

Những giờ trị liệu

John Foley – một nhạc công tại bang New Jersey (Mỹ), và những nghệ sĩ được đào tạo bài bản như anh đã đạt được điều mà các nhà trị liệu thông thường muốn làm, đó là đưa những trẻ em tự kỷ ra với thế giới bên ngoài. John Foley, người đã làm việc như một nhà trị liệu bằng âm nhạc hơn 10 năm nay tại các trường học và các chương trình trị liệu khắp nơi ở bang New Jersey, nói: “Đối với trẻ em tự kỷ, thế giới là một nơi hỗn tạp với quá nhiều cung bậc cảm xúc”. Ông cho rằng “ngay cả khi chúng ta không biết đến lời nhạc thì âm nhạc vẫn giúp chúng ta nhận ra nó, âm nhạc tự nó vẫn có ý nghĩa”.

Một cậu bé 4 tuổi bị chứng tự kỷ không thể dùng từ ngữ để giao tiếp. Cậu bé chỉ dùng tay chỉ vào đồ vật để thể hiện những thứ cậu muốn. Nhà trị liệu bằng âm nhạc kết thúc buổi học bằng bài hát Happy trails (Những quãng đường hạnh phúc) và hướng dẫn cậu bé đóng giả động tác phi ngựa. Cả thầy và trò cùng làm những âm thanh “lộc cộc” để bắt chước tiếng vó ngựa. Không lâu sau, cậu bé đã bắt đầu tạo ra âm thanh để “yêu cầu” bài hát. Các thầy cô giáo và những người hỗ trợ nói rằng đây là lần đầu cậu bé sử dụng ngôn từ để diễn đạt điều mong muốn của mình. Vài tháng sau, cậu bé đã có thể nói “một, hai, ba” và gọi “chơi banh” để yêu cầu bài hát mình yêu thích.

Các nhà khoa học có thể nghi ngờ nhưng hãy hỏi các nhà âm nhạc trị liệu và phụ huynh có con em mắc bệnh tự kỷ đang điều trị bằng âm nhạc, bạn sẽ nhận ra những bằng chứng kỳ diệu do âm nhạc mang lại. Ngay cả ông Foley cũng thừa nhận rằng: “Chúng tôi biết âm nhạc có tác dụng đối với người mắc hội chứng tự kỷ, mặc dù chúng tôi không biết tại sao và bằng cách nào”.

Phát triển phương pháp trị liệu

Theo website nj.com, trong lúc một số phụ huynh có con em bị bệnh tự kỷ cảm thấy vui mừng khi con mình được điều trị hiệu quả bằng âm nhạc thì còn rất nhiều người dân bang New Jersey vẫn gặp khó khăn để tìm đến một chương trình điều trị cho con mình và rất nhiều người thậm chí không biết đến sự tồn tại của loại hình trị liệu này. Bang New Jersey chỉ có khoảng 150 nhà trị liệu bằng âm nhạc được chứng nhận, rất ít so với vài trăm người tại New York và khoảng 4.000 người trên cả nước. Nhưng con số này rồi sẽ tăng cao”.

Tuy nhiên, bà Karen Goodman, một chuyên gia lâm sàng lâu năm tại phòng khám chữa trị bằng âm nhạc ở thành phố Montclair, người có quá trình điều trị cho trẻ em và trẻ vị thành niên mắc hội chứng tự kỷ từ năm 1978, nói rằng ngay cả khi lĩnh vực âm nhạc trị liệu phát triển, mục đích của phương pháp này vẫn có thể khó đạt được. Bà minh chứng bằng câu chuyện của một trong những bệnh nhân điều trị đã lâu: “Cô bé này là con gái một nghệ sĩ biểu diễn tại Broadway, cô bé có thể hát cả một đoạn nhạc nhưng vẫn không thể nói hai tiếng “xin chào”. Bà Goodman nhấn mạnh: “Mục đích của việc khơi dậy khả năng âm nhạc của một bệnh nhân là để cho họ có thể giao tiếp. Chúng tôi muốn những đứa trẻ này có thể “tự phát ra âm nhạc của chúng” dưới dạng hội thoại…  để có thể trò chuyện”.

Bài viết liên quan

Các loại đàn Guitar cơ bản
Đàn Guitar là một loại nhạc cụ rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng chắc chắn là không phải…
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay Khi mới bắt đầu chơi Guitar chắc hẳn ai cũng có…
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ có giá…
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar?
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar? Khi bắt đầu học đàn Guitar ai cũng sẽ trải qua quá…
Đàn Guitar có mấy dây?
Đàn Guitar có mấy dây? Nghe có vẻ rất dễ nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi…
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè Một năm học đã trôi qua, đồng nghĩa với việc các…