Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Cấu tạo của hợp âm

a-Cấu tạo hợp âm trưởng:

*Ta chỉ xét mối quan hệ giữa 3 âm ở bậc 1, 3 và 5 thôi:

– Khoảng cách giữa âm bậc 1 và bậc 3 luôn là: 2 cung.

– Khoảng cách giữa âm bậc 3 và bậc 5 luôn là: 1,5 cung.

– Các bạn có thể xem trong bảng tính dưới đây:

 

Như vậy:

– HÂ Đô trưởng (C) bao gồm 3 nốt: C-E-G.

– HÂ Rê trưởng (D) bao gồm 3 nốt: D-F#-A (F# để đảm bảo từ D đến F#= 2 cung).

– HÂ Mi trưởng (E) bao gồm 3 nốt: E-G#-B (G# để đảm bảo từ E đến G#= 2 cung).

– HÂ Fa trưởng (F) bao gồm 3 nốt: F-A-C.

– HÂ Sol trưởng (G) bao gồm 3 nốt: G-B-D.

– HÂ La trưởng (A) bao gồm 3 nốt: A-C#-E.

– HÂ Si trưởng (B) bao gồm 3 nốt: B-D#-F#.

 

b-Cấu tạo hợp âm thứ:

*Ta chỉ xét mối quan hệ giữa 3 âm ở bậc 1, 3 và 5 thôi:

– Khoảng cách giữa âm bậc 1 và bậc 3 luôn là: 1,5 cung.

– Khoảng cách giữa âm bậc 3 và bậc 5 luôn là: 2 cung.

Nhận xét:

– Ta sẽ thấy ngay: âm bậc 1 và bậc 5 của HÂ trưởng và HÂ thứ là như nhau vì chúng đều cách nhau 3,5 cung. Chúng chỉ khác nhau âm bậc 3. Điều đó có nghĩa là: sau khi tính toán xong HÂ trưởng ta chỉ cần lấy âm bậc 3 trừ đi 0,5 cung là ra HÂ thứ tương ứng.

Ví dụ:

– Của E là: E-G#-B.

– Suy ra của Em là: E-G-B (tức G# bị giáng xuống 0,5 nên chỉ còn là G thôi, các bạn bấm HÂ Em thông dụng trên các tài liệu sẽ thấy được các nốt E-G-B của Em ngay: trong đó E và B phải bấm, còn G để gảy buông).

 

c-Cấu tạo hợp âm 7:

*HÂ 7 được cấu tạo từ HÂ trưởng (hoặc hợp âm thứ) và thêm 1 nốt ở bậc 7 sao cho:

– Khoảng cách từ bậc 1 đến bậc 7 là 5 cung -> Khoảng cách từ bậc 5 đến bậc 7 là 1,5 cung (vì khoảng cách bậc 1-5 luôn là 3,5 cung đối với cả HÂ trưởng + thứ).

Ví dụ:

– HÂ A (La trưởng) có cấu tạo từ các nốt: A-C#-E. Các nốt ở các bậc của A là: A(1)-B(2)-C#(3)-D(4)-E(5)-F#(6)-G#(7).

– Suy ra: hợp âm A7 sẽ có thêm nốt G nữa. Vì từ bậc 1 đến bậc 7 trong cấu tạo của A là 5,5 cung. Mà vị trí bậc 7 của A là G#. Do đó ta giáng G# xuống 0,5 cung nên nó chỉ còn là G trong cấu tạo của A7 -> Cấu tạo của A7 là: A-C#-E-G.

 

c/ Để xác định giọng trưởng và giọng thứ (hai giọng song song: //) ta làm như sau:

* Bản nhạc có dấu #:

– Bước 1: Xác định xem bản nhạc có mấy dấu thăng.

– B2: Lấy nốt thăng cuổi cùng (trong tổng số các nốt # đếm được theo thứ tự như trên) cộng với 0,5 cung nữa ta tìm được giọng trưởng.

– B3: Để tìm giọng thứ (tức giọng // với giọng trưởng) ta lấy giọng trưởng trừ đi 1,5 cung thì sẽ ra giọng thứ //.

 

Ví dụ 1: nếu thấy bản nhạc có 1 dấu # (tức là F#):

– B1: Tổng số dấu thăng là 1 (chỉ có F#).

– B2: Ta lấy F# cộng thêm 0,5 cung nữa thành G.

– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: Em (mi thứ). Vì E cách G = 1,5 cung.

Nhận xét:

– Như vậy: bản nhạc chỉ có 1 dấu # thì 2 giọng // là: G và Em.

– Nhìn vào bài viết của Ibanto ta sẽ thấy tại sao có đoạn: “Sol trưởng – Mi thứ G – C – D Em – Am – Bm”.

 

Ví dụ 2: nếu thấy bản nhạc có 3 dấu # (tức là có: F#, C# và G#):

– B1: Tổng số dấu thăng là 3 (nốt thăng cuối cùng là G#).

– B2: Ta lấy G# cộng thêm 0,5 cung nữa thành A.

– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: F#m (Fa thăng thứ). Vì F# cách A = 1,5 cung.

Nhận xét:

– Như vậy: bản nhạc có 3 dấu # thì 2 giọng // là: A và F#m.

– Nhìn vào bài viết của Ibanto ta sẽ thấy tại sao có đoạn: “La trưởng – Fa thăng thứ A – D – E F#m – Bm – C#”.

 

Ví dụ 3: các bạn tự thực hành các trường hợp khác nhé.

 

* Bản nhạc có dấu b:

– Bước 1: Xác định xem bản nhạc có mấy dấu giáng.

– B2: Nốt giáng áp chót chính là giọng trưởng.

– B3: Để tìm giọng thứ (tức giọng // với giọng trưởng) ta lấy giọng trưởng trừ đi 1,5 cung thì sẽ ra giọng thứ song song.

 

Ví dụ 1: nếu thấy bản nhạc có 4 dấu b (tức là có: Bb, Eb, Ab và Db):

– B1: Tổng số dấu giáng (b) là 4 (thứ tự là: Bb, Eb, Ab và Db).

– B2: Nót giáng chót là Db -> Nốt áp chót là Ab. Như vậy, giọng trưởng là: Ab (La giáng).

– B3: Từ đó, suy ra giọng thứ tương ứng là: Fm (Fa thứ). Vì F cách Ab = 1,5 cung.

Nhận xét:

– Như vậy: bản nhạc có 4 dấu giáng thì 2 giọng // là: Ab và Fm.

 

Ví dụ 2: nếu thấy bản nhạc có 2 dấu b (tức là chỉ có: Bb và Eb): theo như trên ta sẽ tính được 2 giọng // là: Bb và Gm.

 

Ví dụ 3: nếu thấy bản nhạc có 1 dấu b (tức là chỉ có: Bb):

– Đây là trường hợp đặc biệt, ko áp dụng ngay được công thức trên.

– Để tính được ta phải viết lại 2 lần qui luật thứ tự các dấu giáng trên khuông nhạc liền nhau rồi mới áp dụng được cách tính trên.

– Cụ thể là: Bb > Eb > Ab > Db > Gb > Cb > Fb > Bb > Eb > Ab > Db > Gb > Cb > Fb.

– Ta thấy: nốt áp chót là Fb. Nhưng vì bản nhạc chỉ có 1 nốt giáng là Bb (mà ko có Fb) nên nốt này phải là F (Fa ko có dấu hóa). Suy ra, giọng trưởng là: F.

– Từ đó, giọng thứ // là: Dm.

– Vậy, bản nhạc chỉ có 1 dấu giáng thì 2 giọng // là: F và Dm.

 

* Trường hợp đặc biệt: Bản nhạc không có dấu # và b nào:

– Hai giọng // trường hợp này là: C và Am (Các bạn tự tìm hiểu tại sao lại như thế nhé).

 

 

Bài viết liên quan

Các loại đàn Guitar cơ bản
Đàn Guitar là một loại nhạc cụ rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng chắc chắn là không phải…
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay
Tập Guitar có nên dùng bọc đầu ngón tay Khi mới bắt đầu chơi Guitar chắc hẳn ai cũng có…
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar
Những kiến thức cần biết trước khi học đàn Guitar Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ có giá…
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar?
Vì sao đau cổ tay khi tập Guitar? Khi bắt đầu học đàn Guitar ai cũng sẽ trải qua quá…
Đàn Guitar có mấy dây?
Đàn Guitar có mấy dây? Nghe có vẻ rất dễ nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi…
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè
Tìm gia sư dạy Guitar trong tháng nghỉ hè Một năm học đã trôi qua, đồng nghĩa với việc các…